Nhân mùa tuyển quân, lại đúng dịp cúm nCov-19, tôi ngồi đọc cuốn “Người lính thuộc địa Nam Kỳ” của Tạ Chí Đại Trường vốn mua đã lâu. Xin múa bút mấy dòng tóm lược với chủ đề ngách là “Chính quyền xưa quân dịch thế nào?”
Về chính sách binh dịch tại nước Nam đã được luật hóa cụ thể từ thời Hồng Đức (1470). Sau đó được kế thừa và nối tiếp về cơ bản đến thời nhà Nguyễn, và kết thức trước khi người Pháp hoàn tất việc đô hộ Đại Nam (1884).
Sổ đinh (danh sách nam giới từ 17/18 tuổi trở lên) đầu đời Hồng Đức (1470) thì chia đám đàn ông làm 6 hạng:
Lệnh bắt quân dịch chỉ nói tới ba hạng đầu. Những người được gọi vào quân ngũ không phải là những kẻ thất thế, nghèo đói như vẫn tưởng, mà là nhừng người có đủ phương tiện mưu sinh (“hữu tài lực giả”). Sau này, năm Tự Đức thứ 6 (1852) vẫn còn có lệnh nhắc rõ lại: trưng binh dành cho nhà có nhiều dân đinh (con trai trưởng thành), ai bắt nhà nghèo thế vào sẽ bị tội.
Như vậy, khác với ý nghĩa ngày nay, từ ngữ lính vốn chỉ một thành phần ưu tú trong xã hội, chỉ thua kém các bậc quyền quý về mặt quan tước. Điểm này tương đồng với nhiều xã hội khác từ xưa khi niềm tự hào binh vụ không dành cho đám khốn cùng.
Quay trở lại với việc phân hạng, nhà nước đặt hạng dân để tùy việc mà gọi, hay theo số lượng để yêu cầu trưng binh tới hạng nào. Do vậy, nếu nhà nào không nghèo, mà có con trai thì nhà nước xếp đặt như sau:
Về sau, việc phân hạng dường như cũng có sự thay đổi chỉ còn Tráng hạng , Lão hạng, Miễu diêu, Lính, Đào tù và theo sắc dân ở từng địa phương. Trong bài viết này chỉ mong muốn đưa ra cái nhìn về tính nguyên tắc của chuyện quân dịch xưa, nên những sự cụ thể, chỉ là gợi mở để nếu bạn quan tâm có thể tự tìm hiểu thêm.
Làng là đơn vị hành chính cơ sở của chính quyền phong kiến xưa. Tùy theo nhu cầu của nhà nước mà quan trên sẽ định tuyển số lượng cho từng địa hạt, số lượng ấy lại được bổ về từng làng, căn cứ theo sổ đinh.
Thời gian Gia Long, từ Quảng Bình đến Bình Thuận cứ 3 đinh (thuộc tráng hạng) lấy 1 lính, Nam Kỳ Lục tỉnh tỉ lệ là 1/5 (của tráng hạng), Hà Tĩnh trở ra đến các tỉnh lớn là 1/7, các tỉnh biên viễn phía Bắc là 1/10. Tỉ lệ đặc biệt cao cho vùng ven đô (Huế) bởi các tỉnh này được xem là thân binh của triều đình.
Làng phải chịu trách nhiệm chọn người, giao người, giữ người trong lính, nuôi lính, may đo trang bị,… cho người làng mình đi lính. Nếu người lính đào ngũ, làng phải có người thay thế.
Thời ưa, một người vào lính tới già mới ra, làng chỉ định hay dẫn dụ cho đi lính là xong, có thể không lo tìm người nữa, chỉ lo lương tiền nuôi lính thôi. Về sau việc lính có nhiệm kỳ ngắn 10, 5 rồi còn 2 năm nên thành việc lớn. Nên lại có thêm chế độ hỗ trợ cho người hết nhiệm kỳ tái đăng tuyển.
Ban đầu lương lính tính bằng gạo thóc, bằng việc hưởng hoa lợi trên một diện tích đất do làng trích ra và cày cuốc giúp người ở lính. Sau thời Gia Long, lương mỗi tháng 1 quan tiền, 1 vuông lúa và tính trả theo ngày. Thường thì làng cấp công điền hay góp tiền lại để dân thấy quyền lợi lớn mà đi.
Đến khi người Pháp nằm quyền quản lý thì việc tính tiền nuôi lính vẫn do làng nộp nhưng là tiền mặt. Tiền được nộp hàng năm, làng nào nhiều lính thì nộp ít tiền, làng nào ít lính thì nộp nhiều tiền. Tiền được chính quyền thu về rồi phát tận tay người lính theo tháng lương. Trang bị của lính sẽ do nhà thầu được nhà nước chỉ định cung cấp đồng bộ. Những thay đổi này đã làm chuyên nghiệp hóa và mang lại sự an tâm trong phục vụ của những người lính chế độ mới.
Đối với việc nộp lính, các làng vẫn thường gian dối đưa các hạng không đủ tiêu chuẩn và thay thế người làng bằng kẻ lang thang. Do vậy, các quan lại coi việc binh vẫn thường thêm nhiệm vụ tra soát, mà đến tận những cuối những năm 1880, có người đi lính cho cầm quyền Pháp, đã qua 3 kỳ quân dịch, lên đến hàng sĩ quan rồi thì mới lòi ra xuất thân thật.
Chế độ quân sự thời Nguyễn chia binh thành các đơn vị sau:
Lính được đổi phiên, chi làm 2, 3 hoặc 4 ban. Một ban ứng trực binh vụ, các ban kia ở nhà làm ruộng. Sau khi đi lính thì được miễn giảm thuế thân. Chết, bị thương có ban cấp tiền tuất, nhiều ít phụ thuộc cấp bậc.
Theo nhà sử học Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (tập II) thì: “Vào năm 1128 đời Lý Thần Tông, nhà vua “cho sáu quân thay phiên nhau về làm ruộng theo chế độ xưa”- ngoài quân cấm vệ “lại có chín quân như sương quân: để sai khiến làm mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy hoặc làm công nghệ, tự cấp lấy chứ không được cấp lương. Khi có chiến tranh thì cho gọi ra lệ thuộc vào các tướng. Nếu số quân này không đủ thì chiểu sổ dân ra tòng ngũ. Xong việc lại cho về làm ruộng”.
Thời hiện đại, Quân đội được làm kinh tế, đủ lĩnh vực vì nông nghiệp đã trở thành thứ yếu. Lúc này, sự hiệu quả của “ngụ binh ư nông” lại trở thành một dấu hỏi lớn.
Trên đây là phần tóm lược tạo ra một số hiểu biết về chế độ quân dịch thời xưa. Phần lớn nội dung được tổng hợp, xếp đặt lại cho phù hợp chủ đề, từ cuốn “Người lính thuộc địa Nam Kỳ 1861 – 1945” của học giả Tạ Chí Đại Trường.
Đỗ Quốc Việt Anh, 15.02.2020