Human Resources banner and icons
Trong tổ chức kinh doanh thì từ thời Marx đã nhận thức rằng con người là phương tiện sản xuất. (*)
Mà đã là phương tiện sản xuất trong kinh doanh thì có khấu hao và yêu cầu phải nâng cấp liên tục.
Từ (1) (2), ta so sánh với môi trường làm việc thực tế. Thì sẽ thấy xuất hiện một nghịch lý là: Rất nhiều người đi làm, không dựa vào việc nâng cấp bản thân mà dựa vào thâm niên (lâu năm) để cảm thấy… thua thiệt.
Tâm lý ấy là phổ quát, nhưng phi lý. Dù khắc nghiệt nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng: phương tiện sản xuất có phải là rượu đâu mà càng để lâu lâu càng ngon!
Nên phải thường trực tự định giá khách quan, tạo được giá trị, duy trì việc học hỏi theo một kiểu nào đó hoặc tự nâng cấp liên tục.
Đối với việc định giá, thì có 3-4 kiểu cơ bản: theo thị trường, theo đối thủ, theo sản phẩm, và theo giá trị đầu tư.
Còn trong trường hợp, chưa nâng cấp kịp thì chọn thị trường có giá nhất mà ngang dọc, chứ đừng kêu.
Đấy là tư duy Marketing mà rộng hơn là tư duy “bán thân”.
P/s: Dù vậy, nếu bản thân bạn biến được mình thành đồ cổ, đó lại là giá trị. Đồ cổ ở đây là gì, là có tính biểu tượng, tính lịch sử, tính chiến tích. Hiểu giản đơn là có những cán bộ già không nhiều giá trị cạnh tranh thực tế trong hiện tại. Nhưng cái họ đóng góp ban đầu là quan trọng hoặc họ là một phần trong câu chuyện thành công của doanh nghiệp sau một chặng dài. Thì đó là ngoại lệ. Nhóm này hay có cổ phần, để vẫn không bị bỏ rơi mà cũng không làm ảnh hưởng tới bộ máy chung. Hoặc ở khía cạnh khác, cùng là 1 người góp vốn, 1 lượng vàng năm 1990 khi cả công công ty có 5 lượng với 1 người góp 10 lượng vào công ty lúc đã có vốn 100 lượng vàng là khác nhau. Người của 1990 có cái giá trị mang tính “tiên phong” và “lịch sử” là vậy.
Anh Đỗ.
08.04.2019
(*) Khía cạnh này (phương tiện sản xuát) ông ấy (Marx) đúng, cái thiếu thực tế đến thiên lệch chủ đạo của Marx theo tôi là bởi ông không nhìn ra khía cạnh thương mại, vì ông có phải là người làm kinh doanh đâu. Và đám đông chuộng ông lại cũng chả phải người làm kinh doanh.